Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Biết chấp nhận “luật chơi”!

Chương trình truyền hình thực tế Got to dance (Tìm kiếm tài năng khiêu vũ) của Anh mùa giải năm 2012 vừa kết thúc. Trong mùa giải này, kết quả chung cuộc cũng để lại nhiều tiếc nuối.

Điều đó không có nghĩa chiến thắng của nhóm nhảy Step-dance (những bước nhảy của âm thanh được tạo ra từ tiếng vỗ tay, gót giày hay tiếng hô của người nhảy) Prodijig đến từ Ireland không xứng đáng. Tuy nhiên, so với hai đối thủ trong đêm chung kết là nhóm  Fear Of The Unknown và cặp đôi Tayluer - Elliott thì Prodijig “yếu” thế hơn về độ sáng tạo.

Dẫu biết là thế nhưng giám khảo và khán giả khắp thế giới khi theo dõi chương trình này đều chấp nhận kết quả đó. Bởi họ hiểu rõ “luật chơi” đội thi nào có nhiều bầu chọn nhất sẽ chiến thắng dù chuyên môn có chút yếu kém so với đối thủ. Trong đêm chung kết, tổng thống Ireland Michael D. Higgins có mặt ở sân khấu London để ủng hộ đội nhà và lượng bình chọn từ Ireland dành cho Prodijig vượt trội. Vì vậy, Prodijig chiến thắng là chuyện tất yếu.

Từ chuyện người nói đến chuyện ta. Khán giả Việt hiện nay khi theo dõi các chương trình truyền hình thực tế thường thắc mắc về kết quả chung kết. Dù họ biết rõ “luật chơi” là giao quyền bình chọn cho khán giả và ai nhiều sẽ thắng nhưng khi kết quả trái với ý mình là lập tức xuất hiện phản ứng tiêu cực. Tâm lý thất vọng làm nảy sinh bao cuộc chiến cả công khai lẫn giấu mặt chỉ trích lẫn nhau. Thậm chí, những người trực tiếp tham gia cuộc chơi cũng lao vào cuộc và tạo ra những ầm ĩ không đáng có. Khi đã biết đó là một cuộc chơi, phải chăng chúng ta nên chấp nhận những quy luật thuộc về nó?

Những gương mặt của tốp 3 hay tốp 5 khi vào vòng chung kết có sự chênh lệch về tài năng không cao. Người chiến thắng chỉ là người may mắn được nhiều phiếu bầu chọn. Sự may mắn đó ít nhiều bắt nguồn từ nỗ lực của đội ngũ ủng hộ viên, những người đứng phía sau cổ vũ cho người chơi.

Hiện nay, các chương trình truyền hình thực tế đến nước ta ngày càng nhiều. Hiểu rõ chương trình truyền hình thực tế chỉ là một cuộc chơi mang tính chất giải trí để chấp nhận thay vì tạo ra những tranh luận vô bổ là một lối ứng xử cần thiết.

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :