Nghi án lộ kết quả chương trình Giọng hát Việt chưa có câu trả lời từ phía nhà sản xuất. Nhưng ngay cả khi xì-căng-đan này chưa xảy ra, nhiều khán giả đã đặt ra câu hỏi về sự dàn xếp kết quả mỗi tập phát sóng vòng Đối đầu.
Giọng hát Việt đang là chương trình truyền hình thực tế có lượng người xem số 1 hiện nay. Ngay khi chưa phát sóng, người xem đã đặc biệt quan tâm đến dòng quảng cáo “đặt giọng hát lên trên hết và duy nhất”. Không ít khán giả mang tâm lý kỳ vọng vào chương trình này rằng sẽ không có chiêu trò, không xì-căng-đan, tôn vinh tài năng âm nhạc thực sự. Họ đã từng vỡ òa khi tập 1 của vòng Giấu mặt phát sóng.
Nhưng họ cũng nhanh chóng thất vọng ở tập thứ 2.
Ấy là khi những khán giả tinh tế phát hiện ra hầu hết các thí sinh đều hát tiếng Anh, và nhận ra những cái tên quen đã từng thất bại ở các cuộc thi âm nhạc khác. Đáng nói là những cái tên quen này đã từng hát tiếng Việt không xuất sắc nhưng lại được tung hô lên giời khi họ hát tiếng Anh ở sân chơi này.
Nhưng họ cũng nhanh chóng thất vọng ở tập thứ 2.
Ấy là khi những khán giả tinh tế phát hiện ra hầu hết các thí sinh đều hát tiếng Anh, và nhận ra những cái tên quen đã từng thất bại ở các cuộc thi âm nhạc khác. Đáng nói là những cái tên quen này đã từng hát tiếng Việt không xuất sắc nhưng lại được tung hô lên giời khi họ hát tiếng Anh ở sân chơi này.
Những từ quá tuyệt vời, quá xuất sắc, hoàn hảo, nổi da gà, kinh khủng, vô cùng tự hào, thán phục… thường xuyên được các HLV sử dụng khi nhận xét thí sinh
Chỉ riêng tranh cãi quanh việc tại sao các thí sinh lại hát tiếng Anh mà không phải hát tiếng Việt đã tốn nhiều giấy mực của báo chí và cộng động mạng. Nhưng vấn đề lớn nhất không phải là chuyện một chương trình mang tên Giọng hát Việt mà thí sinh lại chủ yếu hát tiếng Anh. Vấn đề nằm ở chỗ khán giả cần tìm một sự thật: rằng các thí sinh ấy hát tiếng Việt như thế nào. Nói cách khác, những “Giọng hát Việt” ấy thực sự như thế nào.
Câu trả lời rất rõ ở vòng Đối đầu. Khi chỉ một số ít thí sinh có chất giọng thực sự mới được sắp xếp để hát tiếng Việt. Và không có thêm sự ép-phê nào được tạo ra.
Câu trả lời rất rõ ở vòng Đối đầu. Khi chỉ một số ít thí sinh có chất giọng thực sự mới được sắp xếp để hát tiếng Việt. Và không có thêm sự ép-phê nào được tạo ra.
Tập 3 vòng Đối đầu có 3 tiết mục hát tiếng Việt, nhưng một người nghe nhạc có chút thẩm mỹ sẽ không dễ dàng dành lời khen cho 3 tiết mục này. Nhất là tiết mục Hương xưa của Trọng Khương và Thu Thùy – hai thành viên thuộc đội Đàm Vĩnh Hưng. Thu Thùy được lăng-xê là một trong những con át chủ bài của Mr Đàm, được Mr Đàm đặt nghệ danh và đưa lên sân khấu chuyên nghiệp… Nhưng giọng hát đã qua đào tạo thanh nhạc bài bản thể hiện sự non nớt trong kỹ thuật và thiếu cá tính trong chất giọng ở một bản tình ca hơi quá sức. Tuy nhiên, khi nhận định về tiết mục này, HLV Hồ Ngọc Hà lại dành những mỹ từ không tương xứng với chất lượng thực tế: “Đây là câu trả lời đến với tất cả những fan của Giọng Hát Việt, rằng chúng ta không chỉ thể hiện các khúc tiếng Anh xuất sắc, mà các bạn hát tiếng Việt cũng quá tuyệt vời”.
Những từ quá tuyệt vời, quá xuất sắc, hoàn hảo, nổi da gà, kinh khủng, vô cùng tự hào, thán phục… thường xuyên được các HLV sử dụng để diễn tả cảm xúc và bày tỏ nhận định của mình trước mỗi tiết mục, dù hay, dù dở.
Không chỉ khen ngợi những điều không xứng đáng được khen ngợi, các vị HLV còn lựa chọn những thí sinh không hiểu vì sao lại được chọn nếu tiêu chí của chương trình thực sự là “giọng hát là trên hết và duy nhất”. Chiêu được cả 4 HLV dùng như một cách gây bất ngờ cho khán giả là khen ngợi hết lời một người và lựa chọn người còn lại đi tiếp vào vòng trong. Thực tế khán giả không dễ bị bất ngờ. Chỉ sau một hai lần, họ có thể đoán được kết quả những lần tiếp theo. Và sau mỗi lần đoán trúng liên tiếp, họ cảm thấy bị lừa gạt.
Nghi án dàn dựng kết quả Giọng hát Việt vừa được tung lên mạng không đủ gây một cú sốc lớn, mà chỉ như một yếu tố củng cố thêm niềm nghi ngờ đó của khán giả.
Những từ quá tuyệt vời, quá xuất sắc, hoàn hảo, nổi da gà, kinh khủng, vô cùng tự hào, thán phục… thường xuyên được các HLV sử dụng để diễn tả cảm xúc và bày tỏ nhận định của mình trước mỗi tiết mục, dù hay, dù dở.
Không chỉ khen ngợi những điều không xứng đáng được khen ngợi, các vị HLV còn lựa chọn những thí sinh không hiểu vì sao lại được chọn nếu tiêu chí của chương trình thực sự là “giọng hát là trên hết và duy nhất”. Chiêu được cả 4 HLV dùng như một cách gây bất ngờ cho khán giả là khen ngợi hết lời một người và lựa chọn người còn lại đi tiếp vào vòng trong. Thực tế khán giả không dễ bị bất ngờ. Chỉ sau một hai lần, họ có thể đoán được kết quả những lần tiếp theo. Và sau mỗi lần đoán trúng liên tiếp, họ cảm thấy bị lừa gạt.
Nghi án dàn dựng kết quả Giọng hát Việt vừa được tung lên mạng không đủ gây một cú sốc lớn, mà chỉ như một yếu tố củng cố thêm niềm nghi ngờ đó của khán giả.
Ban tổ chức đã tổ chức gặp thí sinh vòng Đối đầu The Voice chiều 10.9
Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2012 đang bị chìm lấp trước các xì-căng-đan của Giọng hát Việt nhưng không vì thế mà những chiêu trò của chương trình này bị bỏ qua. Việc Mỹ Tâm hay Quốc Trung loại thí sinh rồi sau đó đích thân gọi điện hoặc mang vé vàng đến tận nhà trao cho thí sinh không còn tạo cho người xem những rung động nữa. Thực giả của sự việc dường như không còn là vấn đề khiến khán giả bận tâm mà họ đã dần trở nên cảnh giác với mọi tình huống, nghi ngờ trước mọi tình huống. Ngay cả việc thí sinh Nguyễn Thị Hương Giang tiết lộ chuyện mình đã từng chuyển giới trước câu hỏi đầy gợi ý và dàn dựng của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ở tập 2 vòng Nhà hát cũng không tạo được quả bom dư luận. Khán giả đã biết kiềm chế sự ngạc nhiên của mình bằng những câu hỏi logic.
Và giờ thay vì kỳ vọng, khán giả đang chờ đợi những sắp xếp nào sẽ xảy ra ở Tìm kiếm người mẫu Việt Nam 2012 sau vụ việc để lộ dàn xếp chiến thắng của Hoàng Thùy năm 2011.
Xét ở khía cạnh uy tín thương hiệu, những phản ứng của dư luận trong thời gian qua có thể xem là thất bại của các chương trình truyền hình thực tế đang nóng sốt hiện nay. Thậm chí trên Facebook của mình, đạo diễn Lê Quang Thanh Tâm còn bày tỏ quan điểm phải mời công an văn hóa vào cuộc để điều tra cụ thể nghi án dàn dựng sắp xếp của các chương trình, bởi lừa dối khán giả cũng là một tội. Nhất là khi sự lừa dối ấy được thực hiện bài bản và kéo dài trong nhiều năm, ở nhiều chương trình của cùng một đơn vị sản xuất.
Tạo xì-căng-đan gây chú ý của dư luận không khó, đặc biệt là với các chương trình có công nghệ sản xuất nhập khẩu. Nhưng để tạo dựng được uy tín cho một thương hiệu lại quá khó, đặc biệt là khi khán giả đã mất niềm tin./.
-----------------------------------------------