Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Âm nhạc VN có tên trên bản đồ thế giới

“Cô Sao” là vở Opera đầu tiên của người Việt Nam viết, do người Việt Nam dựng và diễn lần đầu tiên ở Việt Nam. Có thể coi nó đánh dấu một thời điểm lịch sử, vì trước năm 1945 không có hình thức này”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trao đổi với NNVN sau buổi diễn Opera “Cô Sao” tại Nhà hát Lớn, Hà Nội vào cuối tháng 11 vừa qua.
OPERA “CÔ SAO” LÀ MÓN “BẢO BỐI”
Sau 36 năm, anh lại đồng ý cho diễn lại vở Opera “Cô Sao” đầu tiên của bố mình (nhạc sĩ Đỗ Nhuận) vào thời điểm này. Vì sao vậy?
Vở Opera này cả ba lần trình diễn đều khác nhau. Lần đầu tiên là nguyên bản năm 1965, sau đó đến bản vào năm 1976 vào tay một đạo diễn học về Opera chuyên nghiệp ở Nga về là đạo diễn Văn Hà. Ông ấy cũng làm theo suy nghĩ của ông ấy và ở đó cũng đã có những sự chỉnh lí, dồn lại màn cảnh, cắt cúp từng nhân vật theo kiểu của ông ấy. Lần diễn lại thứ ba này, về biên tập âm nhạc là tôi làm. Năm 1985, lúc đó đạo diễn Nguyễn Đình Nghi còn sống và đã nhận lời làm đạo diễn vở này, tôi khi ấy nhận làm phần âm nhạc, cùng với ông Đoàn Long là đạo diễn (lúc đó là Giám đốc Nhà hát Vũ kịch) muốn dựng lại. Nhưng trong một thời gian rất ngắn hai ông đều bị ốm và mất, nên công trình đó dở dang.
Và đây là một dịp để có thể nhìn lại con đường âm nhạc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, có thể do dòng thời gian chảy rất gấp gáp và thông tin về sự nghiệp của nhân vật quá dồn dập nên có thể ở một dòng chảy nào đó cái chân giá trị bị lu mờ.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Anh gặp khó khăn gì khi diễn lại vở Opera bất hủ này?
Ý định làm vở này xuất phát ngoài cá nhân tôi với tư cách là người con trong gia đình hay có thể góp sức hỗ trợ thêm vào phần tổng phổ. Việc đầu tiên là: tổng phổ của “Cô Sao” bị mất. Tôi đã muốn dựng lại vở này cách đây 5,7 năm nhưng lúc làm mới thấy không tìm được tổng phổ do Đỗ Nhuận viết.
Biên tập âm nhạc cho một vở Opera có tiếng vang một thời, có là áp lực đối với riêng anh không?
May mắn là trong những di cảo, bút tích còn có bản ông ấy viết bút chì rất nhem nhuốc, khoảng gần 1.000 trang, bắt buộc phải khôi phục lại. Chính vì còn bản đó, trong hơn một năm trời ròng rã tôi cùng với một số nhạc sĩ có kinh nghiệm về dàn nhạc, ngồi chép từng nốt. Ngay đến bây giờ vẫn còn một số nốt phải chỉnh sửa để cho nó gần nhất với nốt thật ông Nhuận viết.
Thậm chí, trong lúc ông ấy viết nháp có những nốt sai, tôi phải lấy kiến thức của mình ra để chỉnh sửa. Chúng tôi phải lần mò từ nốt đầu tiên cho đến nốt cuối cùng của bản nhạc. Nó gần như là một văn tự nên không thể sai đến một nét, chưa kể đến sắc thái chỗ to chỗ nhỏ, tốc độ nhanh, chậm. Tất cả những việc đó tôi phải khôi phục lại như một tác phẩm sống. Thậm chí, nếu tác giả ngồi đó chưa chắc ông ấy có thể trả lời được.
Hiện nay, tôi đóng vai trò là người bảo lãnh tất cả những chi tiết quyết định trong từng câu nhạc, nốt nhạc. Ông Honna Tetsuji, chỉ huy dàn nhạc, không thể chịu trách nhiệm được và thậm chí không ra được quyết định nào. Vì thế công phu và tính chuyên nghiệp của một thể loại nằm ở chỗ đó.
Mặt bằng chung về các nghệ sĩ âm nhạc Opera ở Việt Nam không đồng đều về năng lực, các anh đã phải phối hợp như thế nào?
Tính nguyên tắc đầu tiên cho thể loại này là sự trung thành tuyệt đối với ý đồ của tác giả, được thể hiện rõ ràng chính xác trên tổng phổ trong khi tổng phổ tôi phải đi khôi phục theo kiểu “vẽ tranh” lại như thế.
Sự nhiệt tình giữa Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, trong đó có sự đồng thuận rất lớn của ông Honna Tetsuji, người chỉ huy chính kiêm Giám đốc Âm nhạc và Ban lãnh đạo của Nhà hát Vũ kịch (đây cũng chính là nơi đã từng 2 lần dựng của vở này). Lẽ ra, vở Opera “Cô Sao” là “bảo bối” của Nhà hát Vũ kịch nhưng do kinh phí và kế hoạch nên họ cũng không thể đưa vào để dựng vở, và cái cơ bản nhất là tổng phổ họ không có.
Nhưng khi đã có tổng phổ rồi thì vấn đề cần thiết nữa lại là tiền, tiền không thể nói ai cho ai được.
TIỀN NONG THÌ NGƯỜI CHO ÍT, NGƯỜI CHO NHIỀU
Anh đã kêu gọi tài trợ như thế nào để dựng được vở diễn, phát trực tiếp trên sóng truyền hình trong cả nước?
Chỉ còn cách ở bộ phận nào thì bộ phận đó cắn răng chia sẻ, riêng ê-kíp làm mỹ thuật họ cũng tự bỏ tiền túi ra để làm, vì nếu tính ra vở này dựng cũng tốn đến 2 tỉ đồng. Có những nhạc sĩ làm doanh nghiệp, người cho ít, người cho nhiều, họ cho vì tình cảm chứ không muốn đưa thương hiệu của họ vào.
Như Nhà hát nhạc Vũ kịch với ê -kíp diễn viên 40 người hợp xướng, 12 diễn viên chính trong đội ngũ 25 người, toàn bộ số tiền để làm việc này của họ cũng đến 500 triệu đồng. Họ không có nên Hội Nhạc sĩ lại phải đi xin. Còn Dàn nhạc Giao hưởng họ tự lo một phần với nhau, phần còn lại đối với chỉ huy thì Hội Nhạc sĩ phải lo. Tóm lại, tiền ở đâu thiếu chúng tôi đều phải lo hết.

Cảnh trong vở Opera "Cô Sao"
Anh có thấy chua xót không khi muốn công chiếu nghệ thuật thật sự thì sờ đâu cũng không có tiền?
Nhưng ít nhất là mình đã làm được một việc gì đó, từ việc làm này tôi mới nhìn lại được. Chứ nếu không làm gì mà đứng ra so kè thì không bao giờ làm được.
Ta vẫn nói: Nghệ thuật đang mất dần tính chuyên nghiệp; Âm nhạc buông lỏng về tiêu chuẩn hay đi chệch hướng. Thật ra, âm nhạc Việt Nam phải hài hòa: có đỉnh cao và trọng tâm. Nói nhiều rồi, giờ phải thông qua những tác phẩm chuyên nghiệp mới biết, thì phải thông qua chương trình Opera này mới biết.
Và muốn có tác phẩm tiếp thì Nhà nước, Chính phủ phải bỏ tiền đầu tư cho những ông nhạc sĩ sinh ra những tác phẩm sau đó mới có thể dàn dựng lên. Khi đó lời nói mới đi đôi với việc làm, còn tất cả những chuyện làm hội thảo thức tỉnh thực trạng âm nhạc là trên lý thuyết thôi.
Như là chuyện: có A thì mới có B vậy?
Thì đấy biểu hiện của việc anh giữ vững và nâng cao tính chuyên nghiệp không bị thương mại hóa. Như thế, người ta sẽ thấy có những loại hình nghệ thuật phải đổ tiền vào đó, mà muốn đổ tiền thì phải có tác phẩm đã.
Bây giờ, với tư cách là gia đình tôi có quyền được thừa kế tác phẩm “Cô Sao” này và tác phẩm tốt tôi có thể bán.
Thế như thực chất, anh chỉ đồng ý cho diễn hai đêm và hoàn toàn không bán vé?
Nếu muốn bán thì kế hoạch không chỉ là hai đêm mà phải diễn ra trong khoảng 1 tuần. Đây không phải là thời điểm chín muồi để bán vé và đó cũng không phải mục đích của những người làm vở. Những người làm vở muốn mọi người biết đến và khẳng định một công trình mà công trình này thực sự có giá trị. Đây sẽ là một hành động để làm cân bằng lại đời sống âm nhạc hiện nay.
Âm nhạc Việt Nam giai đoạn đầu đi rất đúng hướng, có nền tảng vì ngay từ những năm 1960 đã có những vở Opera được trình diễn hay được ghi tên vào bản đồ âm nhạc của thế giới rằng ở Việt Nam năm 1965 đã có Opera. Đây cũng là câu trả lời cho những câu hỏi của ác ý rằng: Đi tìm xem âm nhạc Việt Nam ở đâu trên bản đồ âm nhạc thế giới.

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :