Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Nghịch lý nhạc bác học

Đêm nhạc Beethoven đầu tiên của Đặng Thái Sơn tại Hà Nội vừa khép lại, nhưng còn đó những trăn trở, khi mà nhạc cổ điển vẫn chưa tiếp cận được với phần lớn công chúng. Và một tài năng piano như Đặng Thái Sơn khi về nước cũng chỉ phục vụ được gần 600 khán giả trong một buổi diễn…
Đêm nhạc Đặng Thái Sơn
1. Xét ở một khía cạnh nào đó, nhạc sĩ Đặng Thái Sơn vẫn diễn cho khách mời, hoặc những người nổi tiếng, người có tiền tới nghe. Trong khi đó, với những người yêu nhạc thực sự thì cơ hội thưởng thức tài nghệ đàn của Đặng Thái Sơn vẫn chỉ là giấc mơ. Có thể thấy, Chương trình "All Beethoven’s Piano Concertos with Dang Thai Son” (Cùng Đặng Thái Sơn và toàn bộ tác phẩm của Beethoven viết cho đàn Piano và Dàn nhạc) là chương trình nhạc cổ điển đầu tiên diễn ra ở Thủ đô trong năm 2013. Chuỗi 5 tác phẩm trong hai đêm 15-1 và 18-1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội được coi là chương trình công phu nhất của ông tại Việt Nam từ trước đến nay.

Trước giờ biểu diễn đêm nhạc Đặng Thái Sơn (tối 15-1 vừa qua), trong khi phòng vé của Nhà hát Lớn Hà Nội báo "cháy vé” từ chiều, nhưng nhiều khán giả vẫn có thể dễ dàng mua được những tấm vé ở "chợ đen”. Ban tổ chức quy định các mức giá 300 nghìn đồng; 500 nghìn đồng; 700 nghìn đồng; 1,2 triệu đồng; 1,5 triệu đồng/vé. Tuy nhiên, phe vé đã nhanh tay đẩy giá vé lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với mức quy định. Nhiều người yêu quý Đặng Thái Sơn đành bỏ về cũng chỉ vì giá vé quá cao. Điều này cho thấy, không chỉ trong đêm nhạc của Đặng Thái Sơn, mà rất nhiều chương trình hòa nhạc diễn ra tại Nhà hát Lớn, giá vé nghe hòa nhạc chưa bao giờ rẻ. Phải chăng nghe nhạc bác học thì giá vé không thể thấp? Nhưng có lẽ nên hiểu theo cách, nhạc cổ điển vốn là những giá trị bất biến, nó không thể giống như những "món hàng” kinh doanh khác. Cũng như việc đưa nhạc cổ điển ra vỉa hè không phải là bình dân hóa nhạc cổ điển, việc nâng giá lên quá cao cũng không làm cho nhạc cổ điển thêm sang trọng.

2. Không riêng chương trình hòa nhạc của Đặng Thái Sơn, hàng loạt chương trình diễn ra tại Nhà hát Lớn giá vé đều giữ mức "trên trời” như để tỷ lệ thuận với thứ nhạc bác học đẳng cấp. Khi thấy nhiều chương trình với giá vé cao ngất ngưởng từ 800 ngàn cho đến 3 triệu, người ta hiểu nhà tổ chức muốn hướng đến những công chúng đẳng cấp, những đối tượng muốn làm sang. Và đương nhiên những người tổ chức cũng phải làm sang để thu hút được tài trợ và làm sang cho những nhà tài trợ ấy. Và kết quả là phần lớn người yêu nhạc thực sự không thể chen chân mua vé!

Nói cách khác, ở Việt Nam, các chương trình được trình diễn bởi các dàn nhạc lớn với các tác phẩm kinh điển thế giới về cổ điển hay đương đại... thì không có hoặc rất ít người nghe. Nhưng đó lại là những chương trình được trình diễn bởi các nhạc công chuyên nghiệp đã phải trải qua nhiều năm tháng học hành, khổ luyện, vượt nhiều ngưỡng thi thố mới thành tài, có đẳng cấp... Vấn đề ở đây là phải thay đổi thế giới quan của phần lớn công chúng, và ban tổ chức cũng đừng "làm quá” khi quảng bá những đêm nhạc hạng sang này. Mặt khác, có những đêm nhạc được quảng bá từ 1 tháng thậm chí 3 tháng trước đó, nhưng lại diễn ra trong sự vắng lặng của những hàng ghế trống. Mâu thuẫn ở chỗ, khán giả muốn xem thì không đủ tiền mua vé, trong khi những khách mời lại vắng mặt. Cho đến nay, một bộ phận công chúng vẫn giữ thói quen chờ vé mời hoặc năn nỉ xin vé mời chứ ít ai bỏ tiền túi ra mua vé đi xem hòa nhạc.



Khán giả nhí thưởng thức nhạc cổ điển châu Âu ngoài vỉa hè
3. Như đã nói, việc biểu diễn ở vỉa hè cũng chẳng làm cho âm nhạc bác học xuống hạng. Vấn đề ở đây là cách làm, những nỗ lực đưa nhạc bác học đến gần hơn với công chúng.

Có thể nói, chương trình hòa nhạc giao hưởng Luala Concert diễn ra trong nhiều năm nay ở thủ đô Hà Nội đã kéo gần hơn nữa khán giả thủ đô đến với loại hình âm nhạc bác học trước kia chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Trong chương trình đó người ta thấy có cả những khán giả giả nhí đến thưởng thức, mặc dù chưa hiểu đó là thể loại nhạc gì.

Về chương trình Luala Concert, chỉ huy dàn nhạc Kim Xuân Hiếu từng bày tỏ sự xúc động và nói rằng đã lâu lắm rồi ông mới được trình diễn trước một lượng khán giả đông đảo như vậy. Quả thực, nếu buổi hòa nhạc này được biểu diễn trong nhà hát sang trọng thì ít người trong số họ có điều kiện thưởng thức. Và cái đích cuối cùng mà những người làm chương trình mong mỏi là dần dần người dân Thủ đô và khách du lịch sẽ biết đến có một điểm biểu diễn nhạc giao hưởng ngoài trời như thế khi đặt chân đến Hà Nội, đồng thời biến nhạc hàn lâm trở thành món ăn tinh thần gần gũi với đời sống thường nhật.

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :