Ca sĩ Tùng Dương cho rằng, anh
tôn trọng phản ứng của Uyên Linh. Chỉ có điều, anh sẽ không chọn cách
làm ầm ĩ mà vẫn thể hiện được chính kiến của mình.
Với những lùm xùm sau đêm trao giải
bằng khiếu nại của ca sĩ Uyên Linh và nhạc sĩ Lưu Thiên Hương, anh có
thấy phần thưởng cao nhất dành cho mình là không trọn vẹn?
-
Tôi nghĩ, một bài hát được giải là phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài
kết quả bình chọn bằng tin nhắn, bằng website còn có sự đánh giá, thẩm
định của Hội đồng Bình chọn.
Chiếc khăn piêu
là một ca khúc cũ, nhưng đã được phối lại. Khi gặp bản phối này của
nhạc sĩ Việt kiều Nguyên Lê, tôi như cá gặp nước. Trước khi biểu diễn ở Bài hát yêu thích tôi đã mang Chiếc khăn piêu đi biểu diễn ở nhiều chương trình, như ở liveshow Những chuyến đi, Tùng Dương hát tình ca.
Khi
được mời diễn ở các sân khấu ca nhạc, tôi cũng được yêu cầu hát ca khúc
này. Chính vì vậy mà nó cũng thu hút được lượng bình chọn rất lớn từ
khán giả khắp nơi trên cả nước trong một thời gian khá dài.
Ngươìi hát tình ca là một bài hát mới, hay. Nếu nó được giải thì bản thân tôi cũng thấy hoàn toàn xứng đáng. Kể cả khi nó không được là Bài hát của năm thì vẫn có một chỗ đứng rất vững chắc trong lòng khán giả.
Nhưng Chiếc khăn piêu
là ca khúc đã có tuổi đời 50 năm, đã được nhiều thế hệ yêu thích nó
rồi. Nếu so với nó thì một bài hát mới ra đời được 1 - 2 năm như Người hát tình ca chưa thể nói lên được điều gì.
Nếu ở trong trường hợp của Uyên Linh, anh có khiếu nại giống như cách làm của cô ấy hiện nay?
-
Ai cũng cần sự minh bạch. Giải quyết như thế nào là tùy ở mỗi người.
Tôi tôn trọng những ý kiến, những cách làm khác nhau đó. Nhiều khi chính
khán giả - những người ủng hộ cũng gây sức ép khiến tác giả, ca sĩ cũng
phải tìm hiểu để có câu trả lời thỏa đáng.
Nhưng tôi sẽ giải quyết theo cách của mình. Tôi muốn Ban tổ chức nói cụ thể hơn chứ không ầm ĩ, vì nó cũng không phù hợp với tính cách của tôi. Uyên Linh là người trẻ, bản tính khá quyết liệt nên có những phản ứng như thế cũng là bình thường. Còn tôi, nếu trong trường hợp đó, vẫn sẽ lên tiếng, nhưng sẽ hài hòa để câu chuyện được tế nhị hơn.
|
Có
người nhận định rằng, việc trao giải cao nhất cho Chiếc khăn piêu cũng
đồng nghĩa với việc vinh danh một giá trị cũ, một sự thụt lùi. Anh nghĩ
sao?
- Nói như thế là hơi chủ quan và vẫn chưa có cái nhìn thoáng. Whitney Houston từng hát I will always love you được sáng tác năm 1975, nhưng phải đến năm 1992 mới được cô hát và giành giải Grammy. Ca sĩ Celine Dion hát Power of love -
một ca khúc của những năm 80 được rất nhiều người hát, nhưng phải đến
khi cô hát thì nó mới được nhiều người biết đến và yêu thích.
Trong
âm nhạc, rất nhiều ca khúc cũ, giá trị cũ nhưng đã được các nhà sản
xuất hòa âm lại, thổi vào đó một diện mạo mới và được người hát xử lý
khác đi so với người đi trước. Nếu mang lại sự thành công thì điều đó
còn khó hơn nhiều so với việc anh hát một bài hát mới.
Hơn nữa, bài hát mới thì đã có sân chơi Bài hát Việt rồi. Còn Bài hát yêu thích thì tất cả các ca khúc dù mới hay cũ mà được khán giả bình chọn vào top thì đều được đưa vào bảng xếp hạng.
Hôm
trao giải, ở hàng ghế khán giả chỉ còn lác đác vài người. Dư luận cho
rằng, đó là bởi khán giả bất bình với kết quả trao giải?
-
Cái này cần phải nói lại cho rõ. Không phải khán giả bỏ về vì bất bình
với giải thưởng, mà thực tế là giờ trao giải diễn ra vào lúc 23 giờ 30,
tức là khá muộn. Khán giả chỉ nghe hát thôi chứ không thích chứng kiến
phần lễ lạt.
Tôi đi diễn nhiều, kể cả Hà Nội là
khán giả chịu khó nhất thì từ 20 giờ bao giờ cũng chật khán phòng, nhưng
chừng 22 giờ là khán giả bắt đầu ra về dần dần. Với một lễ trao giải,
chuyện đó cũng là hết sức bình thường.
Còn về
chuyện giải thưởng, bản thân tôi rất tự tin và tự hào về kết quả của
mình. Tôi chỉ sợ người ta bảo bài hát, giọng hát của tôi chưa xứng đáng
thì mới thấy giải thưởng không trọn vẹn thôi.
Xin cảm ơn ca sĩ Tùng Dương
-----------------------------------------------