Trong những năm qua, việc đổi
mới phương pháp giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị có những
bước chuyển quan trọng. Chương trình các môn được xây dựng một cách thận
trọng, công phu, nội dung tinh giản, phù hợp với đối tượng đào tạo. Tuy
nhiên, đổi mới kết cấu nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy,
giáo trình và đội ngũ giảng viên vẫn là yêu cầu được đặt ra hiện nay.
Tích hợp và tinh giản nội dung
Chương trình lý luận chính trị hiện nay gồm 3 môn học (Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung kiến thức cơ bản của 5 môn học trong chương trình "Các khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" trước đây (gồm 5 môn học: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh) và kế thừa nội dung kiến thức trong các bộ giáo trình quốc gia. Vụ Giáo dục đại học đánh giá, hệ thống thống nhất của 3 khối kiến thức đó vừa bảo đảm những yêu cầu đổi mới giáo dục lý luận chính trị vừa phù hợp với thực tiễn của hệ thống giáo dục đại học.
Tích hợp và tinh giản nội dung
Chương trình lý luận chính trị hiện nay gồm 3 môn học (Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung kiến thức cơ bản của 5 môn học trong chương trình "Các khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" trước đây (gồm 5 môn học: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh) và kế thừa nội dung kiến thức trong các bộ giáo trình quốc gia. Vụ Giáo dục đại học đánh giá, hệ thống thống nhất của 3 khối kiến thức đó vừa bảo đảm những yêu cầu đổi mới giáo dục lý luận chính trị vừa phù hợp với thực tiễn của hệ thống giáo dục đại học.
Giảng dạy chương trình lý luận chính trị trong trường đại học cần có những đổi mới. |
Theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, qua báo cáo và khảo sát thực tế ở một số trường cho thấy, phương pháp giảng dạy, học tập các môn lý luận, chính trị đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Một số trường đã xây dựng bài giảng điện tử, tài liệu, hình ảnh, minh họa, soạn thảo các câu hỏi ôn tập của từng môn để làm sinh động nội dung bài giảng. Nhiều trường đã chuyển dần từ phương pháp đọc - chép sang hình thức giảng viên giới thiệu những nội dung cơ bản, hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu và giải đáp thắc mắc. Phương pháp hiện nay đang được các trường thường xuyên áp dụng là: Kết hợp thuyết trình của giảng viên với phương pháp nêu vấn đề trong thuyết trình, nhờ đó làm tăng sự hấp dẫn của bài giảng.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị, các trường đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó tập trung nhiều vào kết cấu nội dung chương trình. Nhiều trường muốn giữ sự độc lập nhất định giữa ba môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Còn theo hướng tích hợp như hiện nay, đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, giảng viên cần được tập huấn chu đáo hơn để cập nhật kiến thức, thông tin. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cũng cần được nghiên cứu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Lãnh đạo Khoa Lý luận chính trị của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá, tính tích hợp của chương trình hiện nay vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu bởi hầu hết cán bộ, giảng viên, người viết sách đều được đào tạo theo các ngành riêng biệt.
Phương pháp dễ hiểu,tạo hứng thú
"Những thay đổi số môn hay kết cấu không quá quan trọng. Yếu tố quan trọng là đổi mới cách dạy của người thầy để tạo hứng thú cho sinh viên" là ý kiến của các giảng viên ở Đại học Khoa học Huế. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể để tránh tình trạng giảng viên giảng dạy không đúng chuyên ngành được đào tạo. Cũng băn khoăn về phương pháp giảng dạy nhưng giảng viên dạy các môn này tại Đại học Sư phạm Hà Nội lại tiếp cận vấn đề từ góc độ nội dung chương trình, bởi phương pháp là do nội dung quyết định. Nếu nội dung nặng tính hàn lâm thì rất khó thay đổi phương pháp. Để các em nhất là đối với những sinh viên không thuộc chuyên ngành lý luận chính trị, không nản chí ngay từ đầu, thì sự dễ hiểu, hứng thú với môn học nên được đặt trước tính hàn lâm.
Để tăng tính hấp dẫn cho môn học, Đại học Khoa học Huế cũng đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng văn bản cụ thể quy định số tiết, số sinh viên, chương trình thực tế cho môn này. Cần đưa các ví dụ phong phú hơn vào phần vận dụng kèm theo giáo trình, tạo điều kiện giúp giảng viên hướng dẫn sinh viên theo hướng tự học, tự nghiên cứu. Tài liệu kèm theo có thể được xây dựng tùy từng năm, từng thời điểm để tránh lạc hậu. Cũng có ý kiến đề nghị, ngoài giáo trình chuẩn, Bộ GD-ĐT tổ chức xây dựng giáo trình phù hợp với lĩnh vực đào tạo không chuyên về lý luận chính trị như khối kinh tế, kỹ thuật, sư phạm… để tránh "bao sân" về lý luận.
Bên cạnh những vấn đề mang tính học thuật như nội dung và phương pháp giảng dạy, nỗi lo chung lớn nhất của các cơ sở đào tạo là sự hụt hẫng về đội ngũ giảng viên. Thiếu, yếu, thêm vào đó là trình độ ngoại ngữ của các thầy còn hạn chế đã khiến cho việc thực hiện yêu cầu đổi mới công tác giảng dạy lý luận chính trị cho sinh viên càng trở nên khó khăn. Học lý thuyết trong thực trạng đó, lại thiếu kinh phí nên nhiều trường né tránh việc tổ chức thực tập cho sinh viên, kết quả là chất lượng học các môn lý luận chính trị khó bảo đảm như yêu cầu.
-----------------------------------------------
Tra cuu diem thi Sửa chữa điều hòa tại Hà Nội Lich van nien Lễ ăn hỏi Tu vi tron doi