Một
nhầm lẫn của công chúng Việt Nam khi chứng kiến chuyện nhố nhăng
showbiz là: “Nước ngoài cũng thế cả”. Hãy thử nhìn sang một nền showbiz
lão luyện của Mỹ, nơi có thượng vàng hạ cám, có cả những nhân vật “cởi
áo để nổi tiếng” điển hình nhưng cũng tồn tại sự định giá ngôi sao rất
rạch ròi.
Nổi tiếng vì nổi tiếng
Nổi tiếng vì nổi tiếng (Famous For Being Famous) là tên một mục từ trên Wikipedia dành
riêng để nói về những trường hợp nổi tiếng không vì một lý do có lý
nào. “Điển hình tiên tiến” là Paris Hilton, Nicole Richie và 3 chị em
nhà Kardashian gồm Khloe, Kim và Kourtney.
Tiêu
chí để được vào danh sách này là “nổi tiếng mà không cần có bất cứ một
hoạt động được thừa nhận như diễn xuất, ca hát, viết sách, làm mẫu thời
trang hay hoạt động chính trị; hoặc những người nổi tiếng vì có liên
quan đến một người thực sự nổi tiếng (true celebrity) nào đó”.
Trong
số này, cô Kim nhà Kardashian (biệt danh “Kim siêu vòng ba”) có thể coi
là nhân vật điển hình nhất, bởi cô nổi tiếng lâu dài nhất. Kim nổi
tiếng từ tháng 2/2007 nhờ bị lộ băng sex quay với bạn trai cũ tên là Ray
J. Một hãng phim khiêu dâm đã mua bản quyền với giá 1 triệu USD và phát
hành đoạn phim, nhưng sau đó Kim kiện hãng này đòi bản quyền về tay cô.
Vụ kiện kết thúc với diễn biến Kim bán bản quyền hẳn cho hãng này với
giá 5 triệu USD. Diễn biến rắc rối của sự vụ không che giấu được bản
chất của nó: vấn đề chỉ xoay quanh tiền, danh dự thì vứt đi.
Ngay cả chương trình thực tế Keeping Up With The Kardashians trên kênh E!
(lên sóng 8 tháng sau scandal nói trên) cũng cho thấy nhà Kardashian đã
coi mình là những nhân vật nổi tiếng: chương trình được dành để ghi lại
hầu như mọi khoảnh khắc trong đời sống riêng và công việc của những
người nhà Kardashian. Chính vì chương trình này, Kim Kardashian và gia
đình bị chế nhạo là những kẻ “biến cuộc đời mình thành phim ảnh” và
“sống cũng như diễn”.
Truyền
thông Mỹ đặt Beyonce và Kim Kardashian ở hai vị trí khác hẳn nhau, một
cao một thấp, thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt, nhưng lại là công
bằng.
|
Cuộc đấu ngầm Beyonce - Kim Kardashian
Trên
thực tế “cuộc đấu” này chưa diễn ra và cũng không trực tiếp giữa 2 nhân
vật nói trên. Họ, ít nhất, có thể tạm coi là bạn hoặc người quen. Lý do
khá đơn giản: chồng của Beyonce Knowles (Jay-Z) và bạn trai của
Kardashian (Kanye West) là bạn bè. Nhưng với tất cả những sự quen biết
ấy cũng có thể dẫn chiếu rằng Beyonce và Kim Kardashian cùng một cạ. Nếu
như Kardashian đi lên bằng trò lố thì Beyonce khác hẳn. Bấy lâu nay
Beyonce đã xây dựng hình tượng hướng đến sự hoàn hảo: hát hay, nhảy đẹp,
quyến rũ, giàu có, quyền lực, có một gia đình hạnh phúc, được truyền
thông kính trọng. Không phải ai cũng đủ khả năng để đặt ra mục tiêu
hướng đến sự hoàn hảo, và chính Beyonce cũng đang trong quá trình phấn
đấu.
Một
nghệ sĩ như Beyonce thậm chí có thể tổ chức một chuyến lưu diễn gần đây
(Mrs.Carter Show World Tour) mà không gắn với một dịp đặc biệt nào
(thông thường nghệ sĩ lưu diễn để quảng bá một sản phẩm gì đó mới phát
hành) trong khi album gần nhất của Beyonce, 4 - có bài hit Run The World (Girls), đã ra mắt từ 2 năm trước. Thế nhưng, cô vẫn lưu diễn và vẫn hốt bạc như thường, hiện đã lên đến trăm triệu USD.
Nói
như vậy để thấy rằng Beyonce Knowles và Kim Kardashian ở hai vị trí
khác nhau đến mức nào trong showbiz Mỹ: một bên là nghệ sĩ quyền lực,
một bên chỉ là ngôi sao lá cải. Chỉ dựa vào cách họ lên báo đã thấy
khác: Beyonce Knowles biểu diễn ở Super Bowl, chiếu phim tài liệu trên
HBO, lưu diễn, lọt vào danh sách ngôi sao quyền lực; Kim Kardashian được
chú ý vì bụng bầu, cách ăn mặc đẹp hoặc xấu, đi chơi đâu đó với Kanye,
rồi đẻ non hồi tháng 6…
Mối
quan hệ giữa 2 phụ nữ này là đề tài khai thác của báo lá cải Mỹ, chủ
yếu tập trung diễn tả mỗi một ý: Beyonce đã “hạ cố” như thế nào khi
“chơi” với Kim. Thật sự rất phân biệt đẳng cấp, nhưng công bằng đấy chứ?
Đối xử như vậy không phải là xét đúng công - tội hay sao? Mới đây nhất,
khi vợ chồng Bey và Jay-Z thăm em bé nhà West - Kardashian, báo lá cải
thậm chí còn tung tin đồn: West đã phải cầu xin Knowles đến thăm Kim
Kardashian.
Cả công chúng và truyền thông Mỹ đều có chỗ dựa trong
việc định giá ngôi sao, đó là các bảng xếp hạng của những tờ báo, tạp
chí, hãng truyền thông uy tín. Danh sách ngôi sao quyền lực hàng năm của
tạp chí Forbes vẫn là một tiêu chuẩn mà không ít báo Mỹ coi trọng, dù danh sách của Forbes cũng có nhược điểm, chỉ thống kê được những nhân vật có đăng ký với Forbes.
Chính Forbes
cũng có tham vọng phát triển bảng xếp hạng “quyền lực”, không chỉ xoay
quanh tiêu chí kiếm nhiều tiền mà còn thêm vào các tiêu chí: mức độ phủ
sóng trên truyền thông và mạng xã hội, tầm ảnh hưởng xã hội.
Năm
nay, những người đứng đầu danh sách các ngôi sao quyền lực gồm: Oprah
Winfrey, Lady Gaga, Steven Spielberg, Beyonce Knowles, Madonna… Bảng xếp
hạng nào cũng có tính tương đối nhưng danh sách này vẫn thuyết phục
được công chúng. Thậm chí, công chúng còn bình luận trên báo Los Angeles Times rằng họ thấy hả hê và yên tâm vì những người như Kim Kardashian sẽ không bao giờ được nêu tên ở đây.
Định giá ngôi sao ở Việt Nam: Kiểu nào?
Những
diễn viên gạo cội như Thành Lộc, Hữu Châu, Việt Anh, Hoài Linh... đều
là những ngôi sao của sân khấu TP.HCM, họ là những cái tên bảo đảm về
doanh thu cho mỗi vở diễn. Nếu có Thành Lộc và Hữu Châu diễn chung nữa
thì đảm bảo cháy vé. Nhưng các nghệ sĩ nói trên ít khi nào lên báo mà
không liên quan đến tác phẩm.
Dustin
Nguyễn là diễn viên có cát-sê cao nhất Việt Nam hiện nay. Có những phim
mà cát-sê của nam diễn viên này bằng cát-sê của tất cả những diễn viên
khác cộng lại, tính bằng tiền tỷ. Diễn viên hài Hoài Linh cũng vậy, có
phim anh vừa lĩnh cát-sê tiền tỷ vừa được nhận thêm 3% doanh thu của
phim. Nhưng cả hai ngôi sao đứng đầu về cát-sê này thời gian gần đây
chắc chắn không nổi trên dư luận bằng… “Bà Tưng”. Nếu một nhân vật thu
hút sự chú ý như “Bà Tưng” tham dự một sự kiện, sẽ có rất nhiều trang
giải trí đưa tin, đăng ảnh. Cát-sê đi sự kiện của “Bà Tưng” hiện nay vào
khoảng 1.000 - 1.500 USD (20 đến 30 triệu đồng), thuộc mức trung bình
trong giới “người nổi tiếng đi dự event”.
Định giá ngôi sao ở Việt
Nam là công việc phức tạp. Nhiều khi, báo chí - truyền thông “trúng kế”
của các đại gia đứng đằng sau những cô gái muốn nối tiếng, hoặc có những
trang báo, trang tin giải trí đã bị các đại gia thâu tóm, để tạo nên
những giá trị ảo. Khi đó thì hình ảnh của “ngôi sao” kia tràn ngập mặt
báo hoặc mạng Internet là điều không có gì khó hiểu. Nếu như báo chí
“trúng kế” khi liên tục đưa tin về những người đẹp mà các đại gia muốn
“lăng-xê” thì tất nhiên, sau đó độc giả (không phải tất cả độc giả) cũng
“trúng kế” lây, tưởng rằng ngôi sao đó nổi tiếng lắm, quyền lực lắm.
Tóm lại là “trúng kế liên hoàn”.
Như Gangnam Style,
dù có là hiện tượng toàn cầu thì cũng coi như dừng lại ở năm 2012. Hiện
tại, nếu ai đó vẫn còn “sốt” ca khúc này thì chẳng ai coi là hoài cổ,
mà là không theo kịp thời đại. Chẳng ai đủ hơi sức và thời gian để mỗi
năm lại giật đùng đùng với một hiện tượng mới. Harlem Shake, ca khúc nhạc vũ trường dở tệ mà người ta cố dựng nên như một Gangnam Style của
2013, sau khi nổi được ít tháng đã chìm nhanh còn hơn cả tưởng tượng.
Trong khi đó, có những bài hát người ta đã nghe qua hàng chục năm vẫn
không thấy lỗi mốt…
-----------------------------------------------