Làm sao để mỗi ngày đến lớp là một hứng thú với học viên? Theo Giang, giáo viên tại lớp của bạn rất “nhanh nhạy” với nhịp sống xã hội và tỏ ra am hiểu tâm lí học viên.
Tự nhận là một tín đồ của điện ảnh,
nhưng Phạm Trường Giang (ĐH Kiến trúc TP.HCM) chỉ thực sự hiểu cặn kẽ về
những khái niệm như “phim độc lập”, “bom tấn” sau những bài thuyết
trình về điện ảnh quốc tế tại… lớp học Tiếng Anh giao tiếp tại Hệ thống
Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS).
Sau khi vừa thi đậu đại học năm 2013, Trường Giang đã lên kế hoạch học
tiếng Anh ngay để bù đắp thời gian phổ thông bận rộn với chương trình
học chính khóa. Giang cho biết bạn đã học thử tại một số trung tâm nhưng
nơi nào cũng như nhau cả, vì các bài nghe, nói đều bám theo giáo trình,
tình huống để luyện tập cũng theo văn cảnh mà sách đưa ra.
Học tại VUS: học một biết mười
Sau khi nghiên cứu kĩ và được một số bạn bè tư vấn, Giang quyết định
chọn học khóa Tiếng Anh giao tiếp (EIC) tại VUS và bạn hoàn toàn hài
lòng vì sự khác biệt. “Học tiếng Anh
tại VUS không có nghĩa là chỉ học ngôn ngữ đơn thuần. Ở đây, giáo viên
tổ chức lớp thành các nhóm thảo luận, phân đề tài để mỗi học viên thực
hiện thuyết trình như dự án cá nhân. Do vậy tôi vừa được học thêm kĩ
năng mềm, vừa được trau dồi ngoại ngữ”.
Làm sao để mỗi ngày đến lớp là một hứng thú với học viên? Theo Giang,
giáo viên tại lớp của bạn rất “nhanh nhạy” với nhịp sống xã hội và tỏ ra
am hiểu tâm lí học viên.
“Đợt vừa rồi mình đã thuyết trình
chủ đề về điện ảnh. Thầy giáo cũng có vẻ say mê điện ảnh như mình, gợi ý
rằng giải Oscar sắp trao giải rồi nên các nhóm hãy thuyết trình về giải
thưởng này. Các thành viên trong lớp phải suy nghĩ đề tài để đăng ký,
sau đó tự tìm kiếm tài liệu, hình ảnh để thuyết trình. Mọi người xem đây
là ‘project’ và ai cũng muốn dự án của mình thật hoàn chỉnh”.
Nhờ những ngày tìm tòi tư liệu và sự hướng dẫn của giáo viên, Giang
mới hiểu được cặn kẽ ý nghĩa, xuất xứ của những từ ngữ thường xuất hiện
trên báo chí trong nước với những cách dịch - mà thoạt nghe sẽ chẳng
hiểu rõ - như “phim độc lập” (independent movies) hoặc “phim bom tấn”
(blockbuster).
“Để đưa ra một cách dịch khác thì
mình chưa dám, vì dịch thuật là ngành cấp cao của ngôn ngữ rồi. Tuy
nhiên, khi hiểu về independent movies ý muốn nói đến những bộ phim không
phải do những “đại gia Hollywood” sản xuất thì sẽ biết thêm rằng đây
đang là xu hướng quan trọng của điện ảnh thế giới, đồng thời là cơ hội
rất lớn đối với những các nước đang phát triển ngành điện ảnh. Quả thực,
việc thực hiện những dự án thuyết trình bằng tiếng Anh tại lớp của VUS
giúp mình ‘học một biết mười’ là vậy” - Giang nói.
Môi trường VUS tương tác thường xuyên
Một học viên khác của chương trình EIC tại VUS, bạn Hoàng Phúc Ý Như
(Trường THPT Lê Quý Đôn) cho biết điểm khác biệt vượt trội tại trung tâm
chính là Giáo trình điện tử của Hệ thống phần mềm chuyên dụng iPack.
“Sau gần một năm học tập tại VUS và
gần đây được tiếp cận với chương trình EIC mới, cảm nhận của tôi là
không khí lớp học luôn sôi nổi và lôi cuốn, đặc biệt các trò chơi bằng
tiếng Anh thật sự thú vị và giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện vốn từ
vựng và nâng cao khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ” - Ý Như chia sẻ.
Suốt buổi học, Ý Như cho biết học viên phải vận dụng rất nhiều giác
quan để tiếp thu bài học thông qua từng hình ảnh động của iPack khi
luyện Nghe hoặc Nói qua các video trong phần mềm, trò chơi, câu đố hỗ
trợ bài học về Ngữ pháp và Từ vựng.
“Nhiều bạn nói rằng nếu học Nghe
bằng cách xem phim mà chưa đủ “trình” thì sẽ khó hiểu và nhàm chán. Nếu
nghe không hiểu gì luôn là bỏ cuộc ngay. Tuy nhiên mình cho rằng khi xem
đoạn phim, xem video trên iPack thì chúng ta có thể cảm nhận được sự
việc, cảm xúc nhân vật, từ đó kết hợp với những từ khóa nghe được thì
chúng ta sẽ dễ nắm bắt nội dung rất sâu sắc và ghi nhớ dễ dàng”.
Điểm nổi bật của giáo trình điện tử tại VUS, theo cả Ý Như và Trường
Giang, chính là mọi ngữ cảnh được chọn trong suốt quá trình học đều rất
hiện đại, cập nhật các sự kiện mới nhất đang diễn ra trên thế giới. Ý
Như cho biết: “Chẳng hạn mình vừa học
một bài về Thời trang, trong đó có giới thiệu xu hướng màu sắc của làng
thời trang năm 2014 là màu tím phong lan. Thông tin cung cấp vừa phải
thôi, nhưng đối với mình thì nó rất có ích trong việc ‘nâng cấp’ tủ quần
áo ở nhà”. (Cười)
Giáo trình iPack đã từng được ứng dụng rất thành công ở các quốc gia
Châu Á như Singapore, Thái Lan… Tại Việt Nam, Anh Văn Hội Việt Mỹ là đơn
vị đầu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong đào tạo Anh
ngữ thông qua hệ thống phần mềm Ipack.
Theo Ông Stephen Thomas - Cố vấn Học Vụ Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ: “Những
tương tác liên tục giữa giáo viên với học viên, giữa học viên với nhau
và giữa học viên với giáo trình điện tử thông qua chương trình Anh ngữ
Giao tiếp quốc tế EIC sẽ mang đến cho các bạn trẻ một cảm giác say mê,
hứng thú, yếu tố quan trọng giúp việc học ngôn ngữ mang lại hiệu quả cao
nhất”.
-----------------------------------------------