Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Chỉ còn vài tháng nữa là trẻ mầm non 5 tuổi sẽ bước vào lớp 1, nhưng thời điểm này, nhiều phụ huynh đã cấp tập tìm cách “nhồi” chữ, dạy toán cho con.

Dạy chữ trước khi vào lớp 1: Lợi ít, hại nhiều 1
Dạy chữ trước vào lớp 1 sẽ khiến trẻ chủ quan, mất dần ý thức học tập (ảnh chỉ có tính minh họa).
 
“Chạy đua” học trước
Dù con vẫn còn đang học ở trường mầm non, tới tận tháng 7-8 trẻ mới bắt đầu vào học tại các trường tiểu học, thế nhưng rất nhiều phụ huynh có con 5 tuổi ở Hà Nội như “đứng ngồi không yên” trước chuyện tìm chỗ học viết chữ, làm toán cho con. Theo quan niệm của một số phụ huynh, dạy trước cho trẻ là để khi nhập học vào lớp 1 sẽ không thua bạn kém bè trong lớp.
Mới đăng ký khóa luyện chữ đẹp tại một trung tâm luyện chữ có tiếng ở quận Thanh Xuân cho cô con gái 5 tuổi đang học mầm non, chị Nguyễn Thị Hoài (Khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa) cho biết: “Năm nay con vào lớp 1 rồi, nên ngay từ bây giờ vợ chồng tôi rất sốt ruột trước chuyện học hành của con. Ngoài chuyện chọn trường, bây giờ cũng phải cho con biết đọc, biết viết để ít nữa đi học không bị bỡ ngỡ. Một tuần 3 buổi cháu đến trung tâm luyện viết chữ, tập đánh vần”.
Còn chị Võ Thu Hà (Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy) cho biết: “Con học ở trường mầm non không được cô dạy chữ, làm toán mà chỉ dạy cách nhận biết chữ và số. Tôi sợ khi con vào lớp 1 dễ nản chí bởi viết chữ xấu, làm toán chậm… so với các bạn đã được học trước. Mà bây giờ, tôi thấy phụ huynh nào cũng dạy trước cho con, ai cũng khoe con mình đọc thông, viết thạo.... Thành ra, tôi cũng phải tự mua sách tập viết về để cho con tô và viết theo hướng dẫn trong sách. Tôi cũng mua sách tham khảo toán lớp 1 và bắt đầu cho con làm quen với các phép tính cộng, trừ đơn giản”.
Dù không muốn, nhưng khá nhiều phụ huynh cảm thấy áp lực trước lựa chọn nên hay không nên dạy chữ cho con trước khi vào lớp 1. Chị Trần Hương Thảo (ngõ 85 đường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Tôi cũng rất đau đầu trước việc nên hay không nên dạy con trước khi vào lớp 1. Ông bà suốt ngày giục, nói rằng trẻ hàng xóm đi học mầm non mà đã đọc, viết “nhoay nhoáy”, trong khi cháu mình lại không biết gì. Rồi còn bảo, nếu không dạy trước con sẽ học dốt, thua bạn trên lớp. Tôi cũng lo con vào lớp 1 mà sức học lại kém nhất lớp thì xấu hổ lắm”.
Thương hay hại con?
Từng nhiều năm nghiên cứu về giáo dục mầm non, tiểu học, PGS.TS Nguyễn Công Khanh, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Nên cho trẻ được làm quen các chữ, con số thông qua các trò chơi. Nhiều phụ huynh thấy người khác cho con đi học trước là cho con theo mà không biết là đang làm hại trẻ, khiến trẻ mất hứng thú học đường.
 
Giáo viên, phụ huynh hãy dạy trẻ những gì cần thiết vào lớp 1, chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học; hãy dạy cho trẻ tự tin, không nhút nhát, tập trung vào bài học, biết nghe lời giáo viên”.
Bà Phạm Thị Minh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Liên Ninh (Thanh Trì) cũng cho rằng, với trẻ mầm non 5 tuổi, cần dạy trẻ biết nề nếp, thói quen khi vào các trường tiểu học. “Hiện nay, phụ huynh tham vọng muốn con biết đọc, biết làm toán giỏi. Còn giáo viên thì lạm dụng, một số giáo viên còn nặng chuyện thu nhập nên cố tình dạy thêm cho trẻ trước khi vào lớp 1. Trẻ học trước vào lớp 1 cũng có cái lợi, cái nhàn ban đầu cho giáo viên, nhưng lại bất lợi cho chính học sinh. Trẻ học trước rồi nên chủ quan, mất dần thói quen tự giác, ý thức học tập, cố gắng. Trẻ bị ép học cũng đâm ra nhàm chán, coi nhẹ việc học”, bà Minh chia sẻ thêm.
Để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, hiện nay nhiều trung tâm, lớp học được mở ra và một số giáo viên cũng tích cực dạy “tiền lớp 1”. Phụ huynh vì nóng lòng muốn con “bằng bạn, bằng bè” đã cất công sưu tầm, mua sách tham khảo… để tự dạy con tập đọc, viết chữ và làm toán. Quan tâm, lo lắng cho việc học tập của con là điều đáng mừng, song nếu không nhận thức đúng, dẫn đến “ép” trẻ phải học trước, học nhiều, vô tình sẽ làm trẻ chán học, thương con nhưng hóa ra lại là đang hại con mà không biết.
-----------------------------------------------

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :