Theo nhiều nhà khoa học,
nhà quản lý, việc quan trọng là không nhất thiết phải tăng quy mô đào
tạo bằng mọi giá, khi mà điều kiện còn non kém. Thà “tinh” còn hơn
“thô”. Thứ nữa, hãy giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các cơ sở giáo dục
đại học để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư
của xã hội...
Mâu
thuẫn giữa quy mô và chất lượng của giáo dục đại học một lần nữa lại
được dư luận quan tâm khi những số liệu giám sát mới nhất về giáo dục
đại học vừa được Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội công bố.
Những số liệu về quy mô đào tạo, tỉ lệ sinh viên/giảng viên cho chúng ta thấy chất lượng giáo dục đại học giống như một “tấm áo quá chật” khi mà cả nước có hơn 2,2 triệu sinh viên, số lượng SV hệ chính quy của năm học 2011-2012 là 1.741.999 người, chiếm 79% tổng quy mô đào tạo, tăng 16% so với năm học 2007-2008.
Tỉ lệ SV hệ vừa học vừa làm giảm nhanh từ 487.491 SV, chiếm 36,4% vào năm học 2009-2010 xuống còn 457.795 SV, chiếm 32,4% tổng quy mô đào tạo năm học 2010-2011 và chỉ còn 28,23% (401.192 SV) vào năm học 2011-2012. “Tấm áo” đó ngày càng chật bởi quy mô tăng liên tục nhưng các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo ở trình độ cao.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong số 1.002
ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát trong
năm 2012 thì có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở giáo dục đại học
đào tạo thạc sĩ không đảm bảo điều kiện theo quy định (số lượng GV cơ
hữu có trình độ tiến sĩ cùng ngành hoặc đúng chuyên ngành; không tuyển
được học viên trong 3 năm liên tiếp). Nhiều cơ sở đào tạo đã xác định
năng lực đào tạo cao học thạc sĩ vượt quá năng lực về đội ngũ, đặc biệt
là ở ngành đào tạo thạc sĩ về quản trị kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số cơ sở GDĐH thực hiện liên kết đào tạo thạc sĩ tại địa phương trái với quy định và không đảm bảo các điều kiện. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo tiến sĩ của nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu sót như chưa công khai nội dung luận án, thiếu cụ thể trong khẳng định những điểm mới của luận án, quy mô đội ngũ giảng viên vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo, toàn ngành chỉ có 286 giảng viên có chức danh giáo sư (0,5%), 2009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%). Đáng tiếc, nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định...
Theo nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, việc quan trọng là không nhất thiết phải tăng quy mô đào tạo bằng mọi giá, khi mà điều kiện còn non kém. Thà “tinh” còn hơn “thô”. Thứ nữa, hãy giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các cơ sở giáo dục đại học để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội (kể cả các trường công lập) để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hỗ trợ cho các trường mới thành lập và trường ngoài công lập trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ; nghiên cứu hình thức phân bổ chỉ tiêu đào tạo nâng cao trình độ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học cho các trường thuộc địa phương, các trường ngoài công lập thay vì chỉ thi tuyển như hiện tại.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT phải quản lý, chỉ đạo chặt chẽ đối với cơ sở ngoài công lập từ việc đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh đến việc tái đầu tư vào quá trình đào tạo; quy định rõ chế tài xử lý các cơ sở chưa thành lập Hội đồng trường, không bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu. Thiết nghĩ, về phía các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm phát triển quy mô tương xứng với chất lượng đào tạo. Đẩy nhanh việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, xây dựng các biện pháp để thực hiện các quyền tự chủ theo đúng quy định của Luật Giáo dục đại học
Những số liệu về quy mô đào tạo, tỉ lệ sinh viên/giảng viên cho chúng ta thấy chất lượng giáo dục đại học giống như một “tấm áo quá chật” khi mà cả nước có hơn 2,2 triệu sinh viên, số lượng SV hệ chính quy của năm học 2011-2012 là 1.741.999 người, chiếm 79% tổng quy mô đào tạo, tăng 16% so với năm học 2007-2008.
Tỉ lệ SV hệ vừa học vừa làm giảm nhanh từ 487.491 SV, chiếm 36,4% vào năm học 2009-2010 xuống còn 457.795 SV, chiếm 32,4% tổng quy mô đào tạo năm học 2010-2011 và chỉ còn 28,23% (401.192 SV) vào năm học 2011-2012. “Tấm áo” đó ngày càng chật bởi quy mô tăng liên tục nhưng các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo ở trình độ cao.
Chất lượng giáo dục đào tạo luôn là vấn đề nóng và dư luận đặc biệt quan tâm. Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, một số cơ sở GDĐH thực hiện liên kết đào tạo thạc sĩ tại địa phương trái với quy định và không đảm bảo các điều kiện. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo tiến sĩ của nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu sót như chưa công khai nội dung luận án, thiếu cụ thể trong khẳng định những điểm mới của luận án, quy mô đội ngũ giảng viên vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo, toàn ngành chỉ có 286 giảng viên có chức danh giáo sư (0,5%), 2009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%). Đáng tiếc, nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định...
Theo nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, việc quan trọng là không nhất thiết phải tăng quy mô đào tạo bằng mọi giá, khi mà điều kiện còn non kém. Thà “tinh” còn hơn “thô”. Thứ nữa, hãy giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các cơ sở giáo dục đại học để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội (kể cả các trường công lập) để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hỗ trợ cho các trường mới thành lập và trường ngoài công lập trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ; nghiên cứu hình thức phân bổ chỉ tiêu đào tạo nâng cao trình độ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học cho các trường thuộc địa phương, các trường ngoài công lập thay vì chỉ thi tuyển như hiện tại.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT phải quản lý, chỉ đạo chặt chẽ đối với cơ sở ngoài công lập từ việc đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh đến việc tái đầu tư vào quá trình đào tạo; quy định rõ chế tài xử lý các cơ sở chưa thành lập Hội đồng trường, không bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu. Thiết nghĩ, về phía các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm phát triển quy mô tương xứng với chất lượng đào tạo. Đẩy nhanh việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, xây dựng các biện pháp để thực hiện các quyền tự chủ theo đúng quy định của Luật Giáo dục đại học
-----------------------------------------------